Một trong những cách làm đơn giản mà lại hiệu quả cao để giúp lấy lại vẻ đẹp cho bộ ghế sofa da nhà mình chính là đánh bóng sofa da. Cách làm này không chỉ giúp bộ sofa sạch sẽ hơn mà bóng hơn, đẹp hơn. Tuy nhiên, nhiều người lại lầm tưởng rằng cách đánh bóng sofa vô cùng phức tạp và khó khăn nên thường phải sử dụng đến dịch vụ của các công ty chuyên nghiệp, tốn kém rất nhiều chi phí. Trên thực tế, đánh bóng sofa da đơn giản hơn sofa vải hay nỉ rất nhiều. Bạn hoàn toàn có thể tự mình làm việc này ngay tại nhà. Dưới đây là các bước hướng dẫn chi tiết bạn cách đánh bóng sofa cực hiệu quả nhé.
Quy trình đánh bóng sofa da từ A-Z
Các công đoạn không quá phức tạp nên khách hàng có thể tự thực hiện tại nhà. Kết hợp với việc dưỡng da thường xuyên cũng sẽ phần nào giảm được thời gian vệ sinh làm sạch bộ ghế sofa da của gia đình mình.
Bước 1: Chuẩn bị các vật dụng cần thiết
Trước khi bắt tay vào công cuộc làm mới lại bộ sofa nhà mình bạn cần chuẩn bị sẵn sàng những đồ đạc dưới đây để việc này có thể diễn ra một cách nhanh chóng và đạt được hiệu quả cao nhất nhé.
- Dung dịch xà phòng loãng, hoặc giấm gạo hoặc dung dịch vệ sinh sofa.
- Chất đánh bóng sofa hoặc dầu dừa.
- Máy hút bụi.
- Bàn chải loại lông dài và mềm.
- Khăn mềm sạch sáng màu.
Bước 2 Hút bụi sạch trên bề mặt sofa
Để cách đóng bóng sofa của chúng ta đạt được hiệu quả cao nhất thì việc làm sạch ghế trước khi đánh bóng là điều hết sức cần thiết. Những vết bẩn còn dính lại trên bề mặt này có thể sinh ra những mùi khó chịu, thậm chí là vi khuẩn nấm mốc có hại cho người sử dụng. Bên cạnh đó, việc làm sạch lớp bụi bẩn này còn giúp cho công cuộc đánh bóng của bạn diễn ra một cách nhanh chóng và đơn giản hơn rất nhiều.
Trước tiên, hãy sử dụng chiếc máy hút bụi mà bạn đã chuẩn bị để loại bỏ những bụi bẩn còn bám trên bề mặt. Nhất là các mối giao giữa các đường chỉ hay tại các vị trí khe kẽ giữa phần đệm và tựa. Đây là các vị trí có thể bị đồ ăn đồ uống, da chết, tóc rụng, lông chó mèo… rơi xuống đây. Chúng không chỉ gây ra những mùi hôi rất khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều mầm bệnh nguy hiểm như mẩn ngứa, dị ứng hoặc ác vấn đề về hô hấp.
Bước 3: Lau chùi những vết bẩn cứng đầu
Không chỉ các vết bụi bẩn trên bề mặt mà kể cả các vết bẩn cứng đầu cũng cần được loại bỏ để cách đánh bóng sofa thực sự hiệu quả. Sau khi vệ sinh sơ qua bằng máy hút bụi có thể bạn sẽ thấy bộ sofa nhà mình trông sạch sẽ hơn và phần nào sáng bóng hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng máy hút bụi thì sẽ không thể loại bỏ được hoàn toàn các vết bẩn cứng đầu. Đây chính là lúc chiếc khăn phát huy tác dụng của mình bằng cách sử dụng những tấm khăn mềm ẩm.
Những chiếc khăn ẩm sẽ khiến cho những vết bẩn này dần thấm ẩm và sẽ trở nên mềm hơn. Nhờ đó mới có thể tan ra và loại bỏ hoàn toàn. Do đó, bạn sẽ cần lau qua lau lại một cách nhẹ nhàng từ 2 đến 3 lần thì mới có thể làm sạch những mảng bám này.
Bước 4: Sử dụng dung dịch vệ sinh sofa để làm sạch sâu bề mặt
Những gì các bạn vừa làm trong bước 2 và 3, thực chất vẫn chỉ là những bước hết sức cơ bản trong cách đánh bóng sofa. Tuy nhiên, với những bộ sofa thời gian sử dụng lâu hoặc bám bẩn nhiều thì với những bước đơn giản như vậy rất khó để có thể loại bỏ toàn bộ các vết bẩn. Do đó, bước tiếp theo này, chúng ta sẽ cần sử dụng đến các loại dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho sofa. Nó vừa giúp làm sạch bề mặt, lại vừa giúp cung cấp chất dưỡng ẩm cần thiết, tương tự như một bước bảo dưỡng bề mặt da sofa vậy.
Chúng ta có thể sử dụng các chất tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch hiệu quả bề mặt sofa da. Giúp cho phần dưỡng chất ẩm, chất làm bóng sofa có thể mang tới hiệu quả cao nhất. Các dung dịch làm sạch sofa da có thể tìm mua tại các cửa hàng chuyên dụng hoặc các cửa hàng đồ da đều có.
Bước 5: Sử dụng dung dịch chuyên dụng để đánh bóng sofa da
Cách đánh bóng sofa da thì bước đánh bóng sofa chắc chắn là điều không thể thiếu được rồi. Để cho việc đánh bóng đạt được hiệu quả cao nhất, các bạn nên sử dụng thêm các loại dung dịch đánh bóng chuyên dụng. Ví như: dung dịch đánh bóng của túi xách, ví da, giày dép… hay các loại xi đánh bóng. Lưu ý: chỉ nên sử dụng những loại dung dịch phù hợp với chất liệu của bộ ghế sofa để đạt được hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, nó còn giúp hạn chế việc bay màu, nứt nẻ cũng như không gây hại, gây ăn mòn làm tổn hại đến tuổi thọ, độ bền của sản phẩm.
Xịt 1 phần dung dịch đánh bóng ra miếng rẻ mềm sau đó phủ lên bề mặt của sofa. Chú ý động tác đều tay và theo 1 quỹ đạo nhất định để mang tới hiệu quả tốt. Nếu có dầu dừa, dầu bóng, ô liu hoặc vaseline cũng có thể kết hợp để mang tới độ bóng cao nhất. Nếu không có khăn mềm thì hãy sử dụng một tấm bọt biển sáng màu để đánh bóng cũng mang tới hiệu quả khá tốt.
Đánh bóng da sofa cần chú ý điều gì?
Điều tiên quyết là luôn cần làm sạch bề mặt da sofa thì việc đánh bóng mới đem tới hiệu quả cao nhất. Khi còn các chất bẩn chúng sẽ ngăn bề mặt có độ bóng tự nhiên. Đó là lý do vì sao khi sơn nhà, trang điểm hay đánh giày đều cần tẩy da chết hoặc phủ lớp kem nền để đảm bảo khả năng độ bóng cao nhất.
Đừng quên sử dụng chất dưỡng ẩm da để tăng độ ẩm, đàn hồi, co giãn tăng độ bền. Chúng ta nên định kỳ sử dụng chất dưỡng da để mang tới hiệu quả tốt nhất nhé.
Nên sử dụng chất dưỡng và làm sạch chuyên dụng theo từng loại da để mang tới hiệu quả. Nếu là da thật thì nên sử dụng các chất chuyên dụng để giữ chất da, màu sắc và độ bền.
Với những chia sẻ của Tạp Chí Nội Thất Online hy vọng khách hàng đã biết cách đánh bóng sofa da hiệu quả nhất. Thử sức với từng vùng nhỏ da của sofa để đánh giá độ hiệu quả. Nếu có hiệu quả tốt có thể áp dụng ra toàn bộ bề mặt da của sofa. Nếu cần thêm tư vấn, trợ giúp có thể bình luận xuống bên dưới nhé!