Bộ ghế sofa trở thành món đồ nội thất hết sức quen thuộc với người dân Việt Nam. Và trở thành đồ nội thất không thể thiếu trong phòng khách. Tuy nhiên, sử dụng nhiều như vậy nhưng có rất ít người biết được cấu tạo của ghế sofa. Và từng bộ phận sẽ đảm nhận vai trò gì? Hôm nay, Tạp Chí Nội Thất Online xin chia sẻ với khách hàng đôi chút kiến thức về chi tiết cấu tạo ghế sofa nhé.
Mổ sẻ chi tiết cấu tạo ghế sofa phòng khách
Bộ ghế sofa hoàn chỉnh được cấu tạo bởi các bộ phận như khung ghế sofa, phần đệm, lò xo, chân ghế và vỏ bọc bên ngoài. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết các bộ phận cấu tạo trong phần dưới đây.
Khung ghế sofa
Đây là bộ phận quan trọng nhất của mọi bộ ghế sofa nói chung. Chịu trách nhiệm chính trong việc tạo hình và chịu lực của bộ ghế. Một bộ ghế sofa vững chắc sẽ tạo niềm tin cho khách hàng sử dụng. Và trực tiếp giúp gia chủ tiết kiệm chi phí trong quá trình mua sắm nội thất. Khi nhắc tới cấu tạo khung ghế sofa không thể không nhắc tới phần khung ghế.
Khung ghế sofa có thể sử dụng khung sofa sắt inox hoặc khung sofa gỗ đều được. Ưu điểm của từng loại khung như sau :
Khung ghế sofa bằng sắt, inox
Sử dụng loại khung sắt hoặc inox đều được phủ lên lớp sơn chống gỉ. Đảm bảo thời gian sử dụng dài lâu không bị hỏng hay gãy. Chúng có khả năng chịu lực cực tốt. Hơn hẳn so với khung gỗ truyền thống.
Tuy nhiên nhược điểm của các mẫu sofa sử dụng khung sắt hoặc inox chính là trọng lượng của chúng. Việc có trọng lượng nặng sẽ là cản trở khá nhiều trong việc vận chuyển. Không chỉ là việc vận chuyển bộ sofa tới người mua. Mà còn ảnh hương thậm chí lên những toà nhà cao tầng. Chúng còn gây khó chịu trong vấn đề vệ sinh và làm sạch do quá nặng. Không dễ để di chuyển chúng qua một không gian khác để vệ sinh hoặc sửa chữa nếu chỉ có một mình.
Khung ghế sofa bằng gỗ
Khách hàng có thể sử dụng chất liệu gỗ tự nhiên hoặc gỗ nhân tạo cho bộ phận này. Ưu điểm của khung gỗ chính là sự chắc chắn, trọng lượng nhẹ hơn so với khung sắt. Thuận tiện hơn trong việc di chuyển và làm sạch. Tuy nhiên nhược điểm của sofa khung gỗ là có khả năng bị mối mọt hoặc cong vênh do nhiệt độ. Nếu không xử lý tốt sẽ bị ọp ẹp từ bên trong. Khiến việc sử dụng bộ ghế trở nên khó chịu hơn rất nhiều.
Gỗ sử dụng làm ghế sofa thường được chọn là những loại gỗ có giá thành rẻ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Có thể kể tên các loại gỗ đó như gỗ tần bì, gỗ xoan đào… Một số bộ ghế sofa gỗ lộ khung ra ngoài và ưu tiên độ sang trọng có thể chọn gỗ sồi hoặc gỗ óc chó.
Do vậy khi chọn sofa nên lựa chọn sofa có khung chắc chắn, không bị ọp ẹp khi sử dụng thử. Khách hàng cũng nên thử dùng sức để nâng bộ ghế xem trọng lượng như thế nào? Nếu bằng gỗ nặng thì có thể sẽ là gỗ tốt, còn nếu nhẹ quá thì nên bỏ qua nhé.
Phần đệm cấu tạo ghế sofa
Cấu tạo sofa không thể không nhắc tới phần đệm. Đây là bộ phận đảm nhận vai trò mang lại sự êm ái đáng kể cho bộ sofa. Nhất là những mẫu sofa cao cấp thì phần đệm cực kỳ quan trọng. Phần đệm cần đạt được tiêu chuẩn đó chính là độ đàn hồi tốt, hạn chế tình trạng xẹp lún khi sử dụng. Một số loại đệm thường dùng hiện nay
Đệm mút ép
Chúng còn được biết dưới cái tên gọi khác là mút tái sinh. Đúng như tên gọi của chúng. Những mẫu mút vụn được tập hợp và trộn đều với keo công nghiệp. Dưới áp lực của máy ép công suất lớn. Chúng được nén lại với nhau tạo thành các mẫu đệm mút ép.
Ưu điểm của đệm mút ép đó chính là giá thành rẻ. Mang tới những mẫu ghế sofa giá rẻ phục vụ những khách hàng không có điều kiện nhiều về kinh tế.
Nhược điểm của chúng là độ đàn hồi kém và dễ bị vỡ vụn khi sử dụng. Chính vì thế độ bền của chúng không cao. Những mẫu ghế sofa sử dụng loại đệm này chỉ có độ bền từ 1-2 năm.
Đệm bông ép
Là loại nệm được tạo thành từ những bông xơ nhân tạo và được ép cách nhiệt tạo thành khối với nhau. Với việc làm giảm giá thành của ghế sofa thì đây cũng là loại đệm được xếp vào đệm giá rẻ.
Ưu điểm của loại đệm bông chính là sự thông thoáng khi sử dụng. Có thể hạn chế những vấn đề liên quan tới đau lưng và cột sống.
Nhược điểm của loại đệm này chính là độ đàn hồi thấp và dễ bị xẹp lún giống đệm mút ép.
Đệm cao su
Nệm cao su có thể chia ra nệm cao su tự nhiên hoặc cao su nhân tạo. Đây là loại nệm cao cấp nhất hiện nay. Đáp ứng tất cả tiêu chí về độ đàn hồi và độ bền. Đem lại sự thích thú, nghỉ ngơi thực sự khi ngồi trên ghế sofa. Tuy nhiên nhược điểm duy nhất của chúng chính là giá cao với người sử dụng.
Phần lò xo
Kết hợp với phần đệm để tăng độ đàn hồi, êm ái cho sản phẩm sofa đó chính là lò xo. Xét tổng thể chi tiết cấu tạo ghế sofa thì đây là 2 phần có liên quan mật thiết với nhau. Nhiệm vụ của chúng chính là đảm bảo trải nghiệm của người dùng khi tăng sự êm ái của ghế.
Lò xo được bố trí theo dạng nằm ngang và thẳng đứng. Tuỳ một số mẫu sofa sẽ có bố trí khác nhau. Thậm chí, một số mẫu đệm sofa còn có phần lò xo ngay trong đệm. Nâng cao hiệu quả đàn hồi của ghế.
Lò xo được cấu tạo từ những loại thép chất lượng tốt có pha thêm carbon tuỳ từng mẫu. Đảm bảo độ cứng và độ nhún đáng kể. Hơn thế nữa, các mẫu lò xo ghế sofa cần đảm bảo không bao giờ gỉ sét. Nếu đã gỉ sét thì khả năng bị đứt gãy của chúng tăng lên 95%.
Chi tiết vỏ bọc bên ngoài ghế sofa
Phần vỏ bọc chính là bộ phận cuối cùng trong chi tiết cấu tạo ghế sofa. Đây là phần trực tiếp tạo nên mức độ đẹp và sang của bộ ghế nên khách hàng cần lựa chọn một cách cẩn thận. Phần vỏ bọc hiện nay khách hàng có thể lựa chọn chất liệu vải nỉ hoặc da.
Chất liệu vải nỉ
Đây là chất liệu an toàn và phổ thông nhất hiện nay. Chúng được nhiều người lựa chọn bởi vẻ đẹp của hoa văn, màu sắc của chúng. Hơn thế nữa, chúng ít gây ra tình trạng mẩn ngứa, dị ứng cho người sử dụng. Giá thành bộ sofa vải nỉ không quá cao nên việc làm sạch hoặc thay mới chúng đơn giản hơn.
Nhược điểm của chất liệu vải nỉ đó chính là khả năng chống nước kém. Chúng có thể dễ dàng để nước thấm qua và làm hại bộ ghế từ bên trong. Chính vì thế những khi sử dụng sofa vải nỉ nên quan trọng việc chống ẩm cho chúng.
Chất liệu da
Da là chất liệu cao cấp nhất hiện nay trong vật liệu bọc ghế sofa. Chúng được chia ra làm 2 loại da công nghiệp và da tự nhiên.
Da tự nhiên, da thật được khai thác từ con vật như bò, dê, cừu, đà điểu, cá sấu… Chính vì thế giá của chúng khá cao. Nhưng bù lại chúng lại có độ bền lâu năm. Thể hiện đẳng cấp của người sử dụng.
Da công nghiệp được tạo thành theo phương pháp công nghiệp. Ưu điểm của chúng là giá thành rẻ hơn da thật. Chất lượng cũng gần tương tự nhưng đem tới nhiều lựa chọn về màu sắc hơn. Do đó, khách hàng có thể cân nhắc lựa chọn da công nghiệp thay thế cho da thật nếu không có điều kiện kinh tế. Các mẫu da công nghiệp hàng đầu hiện nay đó là da Microfiber, da Simili, da Pu
Hoặc cũng có thể đọc bài viết này xem nên chọn chất liệu nào nhé.
- Đánh giá ưu nhược điểm của ghế sofa da và sofa vải
- Nên chọn ghế sofa da hay sofa vải nỉ cho phòng khách tiện nghi
- Có nên sử dụng sofa da thật hay không?
Chân ghế sofa
Chi tiết cấu tạo sofa cuối cùng chúng tôi muốn nhắc tới đó chính là chân ghế sofa. Bộ phận có nhiệm vụ chống đỡ hoàn toàn trọng lượng của bộ ghế và người sử dụng. Với phần chân ghế khách hàng có thể lựa chọn chân ghế gỗ hoặc chân ghế inox đều được. Tuy nhiên cũng nên tuỳ từng phong cách mà chọn chân ghế sofa tương ứng. Với bộ ghế sofa phong cách cổ điển thì chân ghế gỗ là sự lựa chọn số một. Còn chân ghế inox phù hợp với các mẫu sofa hiện đại.
- Tìm hiểu chân ghế sofa làm bằng chất liệu gì?
- 3 loại chân ghế thường được sử dụng với ghế sofa phòng khách
Hy vọng qua bài viết này, khách hàng đã phần nào nắm được cấu tạo ghế sofa rồi nhé. Khi nắm được cấu tạo sofa sẽ giúp ích rất nhiều cho khách hàng trong việc chọn được bộ sofa ưng ý. Nếu có bất cứ thắc mắc nào có thể comment hoặc liên hệ chúng tôi để chúng tôi hỗ trợ nhé.