“Nhà tiền chế” một khái niệm khá mới mẻ trong các loại hình nhà ở nước ta, thậm chí có người còn chưa từng nghe đến chúng. Tuy nhiên, đây lại là một loại hình rất được ưa chuộng ở nước ngoài và đang bắt đầu được du nhập vào nước ta. Vậy loại hình này khác gì so với các loại nhà truyền thống? Ưu và nhược điểm của nhà tiền chế là gì? Tại sao nó lại được ưa chuộng? Liệu có nên sử dụng nhà tiền chế không? Tất cả những thắc mắc này mình sẽ giúp các bạn giải đáp thông qua bài viết ngày hôm nay nhé.
- Xây Nhà Lắp Ghép Với 20 Triệu Tham Khảo Cho Năm 2022
- Gợi Ý Cách Xây Nhà Cấp 4 Tiết Kiệm Nhất 2022
- Những Điều Kiêng Kỵ Khi Đang Xây Nhà Nên Biết Mà Tránh
Nhà tiền chế là gì?
Nhà tiền chế là nhà được làm bằng khung thép, chế tạo và thi công lắp ráp theo bản vẽ đã được thiết kế trước đó. Quy trình xây dụng nhà tiền chế được gói gọn trong 3 giai đoạn chính: thiết kế, thi công, lắp dựng. Cách làm này giúp rút ngắn được thời gian thi công và được có thể được áp dụng cho nhiều công trình xây dựng khác nhau như quán cafe, nhà ở, thậm chí là cả trung tâm mua sắm… nên được người tiêu dung rất ưa chuộng.
Nhà tiền chế có kết cấu như thế nào?
Do đây là loại hình nhà được thi công và lắp đặt trước một số phần, nên kết cấu của loại nhà này cũng hoàn toàn khác so với nhà truyền thống.
Kết cấu chính
Bao gồm các phần quan trọng nhất để giúp chống đỡ toàn bộ trọng lực của ngôi nhà. Cụ thể:
Khung nhà
Được làm từ dầm, kèo và cột nên thiết kế phải đảm bảo có cấu tiện, chiều cao, tổ hợp tiết diện… Tất cả các thông số đều cần được tính toán một cách kỹ lưỡng để đảm bảo sự phù hợp cũng như khả năng chịu lực của ngôi nhà.
Móng
Tùy thuộc vào khả năng chịu lực của từng công trình yêu cầu mà kiến trúc sư sẽ tư vấn bạn sử dụng móng bè, móng băng hay móng đơn. Công trình thi công càng lớn thì càng yêu cầu móng sâu và sử dụng thêm những biện pháp an toàn khác để gia tang độ chắc chắn cho ngôi nhà.
Kết cấu phụ
Kết cấu chính chính là bộ khung xương vững chắc nhất của ngôi nhà, nhưng để có một ngôi nhà hoàn chỉnh, thì chúng ta cũng không thể thiếu những kết cấu phụ. Cụ thể:
- Vách ngăn hay các hệ khung để giúp nâng đỡ sàn cũng như các vách ngăn
- Xà, thanh chống định và giằng: sử dụng những thanh thép nhỏ hình chữ Z, C hoặc dầm bụng rỗng để giúp kết cấu căn nhà thêm chắc chắn.
- Vật liệu cho nhà tiền chế: thép, tấm lót sàn, tấm xi măng hay tôn…
Không phải ngẫu nhiên mà mẫu nhà này được ưu tiên lựa chọn để xây dựng. Giá thành rẻ và rút ngắn thời gian thi công là những ưu điểm tuyệt vời nhất của loại nhà này.
Ưu điểm của nhà tiền chế là gì?
Ưu điểm của nhà tiền chế là gì? Tại sao nó lại được ưa chuộng ở nước ngoài đến vậy? Đây chính là thắc mắc của rất nhiều người khi lần đầu nghe đến khái niệm nhà tiền chế. Loại hình nhà này có rất nhiều ưu điểm, ví dụ như:
- Tiết kiệm thời gian thi công: do được lắp ráp tại các nhà máy, với không gian rộng rãi, đầy đủ máy móc, thiết bị cần thiết nên việc uốn nắn tạo hình diễn ra một cách nhanh chóng mà không tốn nhiều thời gian, công sức.
- Tiết kiệm chi phí: phần chịu lực của ngôi nhà được cắt giảm so với nhà thông thường, kết hợp việc sản xuất thi công diễn ra với tại các nhà máy nên chi phí nhân công cũng được cắt giảm đáng kể. Vì vậy chi phí xây dựng nhà tiền chế thấp hơn khá nhiều so với những ngôi nhà truyền thống.
- Dễ dàng mở rộng quy mô, diện tích và có khả năng đồng bộ cao
- Độ công nghệ hóa, tính đồng bộ cao, tiết kiệm thời gian nên phù hợp với những công trình lớn, yêu cầu độ chính xác cao.
- Thiết kế linh hoạt trong việc tạo hình, uốn, kéo… và có tuổi thọ công trình vô cùng cao
- Khả năng chống thấm cao nhờ sử dụng diềm mái và hệ thống mái đứng, hạn chế tối đa ẩm mốc.
Nhược điểm
- Chi phí bảo dưỡng tương đối cao: đây là nhược điểm lớn nhất của nhà tiền chế. Để đảm bảo độ bền thì nhà cần được bảo dưỡng thường xuyên, nhưng chi phí bảo dưỡng lại khá cao, vì vậy hãy trao đổi kỹ vấn đề này với người bán trước khi ký hợp đồng.
- Dễ bị gỉ và ăn mòn: do sử dụng khung thép đúc nên đây là điều không thể tránh khỏi, để hạn chế việc này, thường người bán sẽ sơn một lớp ở bên ngoài, vừa tang tính thẩm mỹ lại vằ giúp bảo vệ khung của ngôi nhà.
- Khả năng kháng lửa thấp: Dù thép không dễ bị cháy, nhưng trong đám cháy thì nhiệt lượng khá lớn có thể khiến thép bị nóng chảy, làm giảm độ bền, thậm chí là sụp đổ nhà. Tuy nhiên, hiện nay các nhà nghiên cứu đã tìm ra được giải pháp cho vấn đề này nên các bạn cũng không cần quá lo lắng nhé.
Có nên xây nhà tiền chế?
Ra đời sau nên nhà tiền chế đã phần nào khắc phục được khá nhiều nhược điểm của nhà truyền thống. Tuy nhiên, về độ bền cũng như độ vững chắc thì nhà tiền chế lại chưa thể so sánh với nhà bê tông cốt thép như truyền thống được. Có một điểm bạn cần lưu ý là nhà tiền chế cần thường xuyên bảo dưỡng, nên sẽ chỉ phù hợp với những công trình linh hoạt như nhà hàng, quán cafe… chứ không phù hợp với nhà dân dụng. Ưu và nhược điểm của nhà tiền chế mình đã chia sẻ ở trên, căn cứ vào khả năng tài chính, sở thích cũng như như cầu mà mỗi người sẽ có những sự lựa chọn khác nhau. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm sự tham khảo và hiểu hơn về nhà tiền chế để lựa chọn được căn nhà phù hợp với mình nhé.
Với những khu vực khó khăn trong việc xây dựng nhà ở thông thường thì có thể lựa chọn các mẫu nhà dạng này. Chúng có thể cung cấp 1 nơi ở, nghỉ tạm trong 1 thời gian cho chủ nhân khá tốt. Chưa kể đó chi phí cũng khá rẻ chỉ khoảng từ 20-30 triệu đã có mẫu nhà tiền chế đơn giản có thể sử dụng được. Với mức giá này thì chắc chắn ưu thế lớn hơn nhiều so với nhà ở thông thường. Tất nhiên nếu có điều kiện cao hơn thì vẫn có thể tạo ra các mẫu nhà tiền chế đẹp nhức mắt.
Với những chia sẻ từ Tạp Chí Nội Thất hy vọng rằng khách hàng đã nắm được nhà tiền chế là gì? Những ưu nhược điểm của dòng nhà này. Những khách hàng không có điều kiện quá lớn về kinh tế cũng như chỉ cần 1 nơi nghỉ tạm thời thì có thể xây dựng. Số vốn chỉ khoảng từ 20-50 triệu đã có 1 mẫu nhà che mưa nắng cực ổn với thời gian xây dựng cực nhanh. Tham khảo các mẫu nhà đẹp để lựa chọn cho gia đình mình nhé!