Cần phải kiểm tra bê tông tươi thì mới biết được chất lượng của chúng như thế nào. Dù là công trình nhỏ hay công trình lớn thì chất lượng bê tông cũng cực kỳ quan trọng nhằm đảo bảo độ bền của công trình theo thời gian. Nếu không đúng về mặt kỹ thuật cũng như thành phần thì độ bền sẽ giảm. Lúc đó sẽ tiềm ẩn nguy cơ đứt gãy sụt lún và nhiều vấn đề khác. Bài viết này của TapChiNoiThatOnline.Com sẽ giúp khách hàng tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này.
Vì sao cần kiểm tra bê tông tươi?
Khi đã là sản phẩm bê tông thì chẳng ai có thể biết được trong thành phần của chúng có những cái gì cả. Chỉ cần sai thành phần phần % của các nguyên liệu hoặc phụ gia có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng công trình. Lúc này khả năng chịu lực và độ bền của công trình theo thời gian chắc chắn sẽ giảm đi đáng kể. Chính vì thế chúng ta cần phải có quy trình kiểm tra bê tông tươi nhằm đảm bảo tốt nhất về chất lượng. Sau này nếu có vấn đề gì sảy ra còn có kết quả kiểm tra lại mà đối chiếu. Từ đó quy trách nhiệm cho phần nào, đơn vị nào trong quá trình thi công và giám sát.
Bê tông tươi là các sản phẩm bê tông đã được trộn sẵn xi măng, cát vàng, đá, nước… Chúng sẽ có thông số từ trước là loại mác bê tông nào, tỉ lệ là bao nhiêu. Lúc này do đã trộn trước nên chúng ta không thể biết được tỉ lệ thực tế như thế nào vì chúng khác với lý thuyết. Chính vì lẽ đó mà chúng ta phải kiểm tra chúng theo loại mác bê tông thiết kế để biết chuẩn xác loại đó hay không? Nhỡ đơn vị bán bê tông tươi đó thêm cát, bớt xi măng chẳng hạn thì chắc chắn khả năng chịu nén của bê tông sẽ giảm. Và trực tiếp làm giảm tuổi thọ của công trình.
Xem thêm bê tông tươi Đồng Nai
Quy trình kiểm tra bê tông tươi trước khi đổ
Để có thể có số liệu trước sau thì chúng ta cần phải lưu mẫu trước khi đổ. Nhằm kiểm tra xem 2 chủng loại bê tông tươi trước và sau có giống nhau và đồng nhất hay không. Từ đó mới có các quy trình kiểm tra và xử lý sau này.
- Bằng kinh nghiệm của mình tính toán được khối lượng bê tông tươi cần sử dụng. Chúng sẽ có công thức riêng cho việc này để tính chính xác nhằm gọi số lượng bê tông chuẩn xác nhất. Khi đó đơn vị cung cấp sẽ tùy theo khối lượng mà sử dụng số xe trộn bê tông khác nhau.
- Kiểm tra độ sụt lún của bê tông chuẩn xác nhằm đảm bảo đúng tiêu chuẩn về kỹ thuật.
- Sử dụng các khuôn chuyên dụng để đúc mẫu nhằm tiện cho việc kiểm tra tính chịu lực sau này.
- Tháo khuôn mẫu và lưu mẫu để kiểm tra với mẫu bê tông công trình sau khi đã khô và hoàn thiện.
Quy trình kiểm tra bê tông tươi sau khi đổ
Bê tông sau khi đổ thì chúng đã khô lại và cần phải đối chiếu lại 1 lần nữa với mẫu trước khi đổ. Khi đó nếu 2 mẫu đồng nhất thì chất lượng đạt. Còn nếu không đồng nhất thì có nhiều cách xử lý cho các vấn đề sau này.
Sử dụng khoan để lấy mẫu tại các công trình cần kiểm tra. Sau đó chúng sẽ được cắt phẳng 2 đầu để thuận tiện nhất cho quá trình test của máy. Lúc này dưới sức ép của máy thì bê tông sẽ được kiểm tra kỹ về độ nén của chúng ít nhất 2:10daN/cm2 cho tới khi chúng bị phá hủy khi lực nén quá lớn.
Như thế nào là bê tông tươi đạt chất lượng?
Các mẫu bê tông cần kiểm tra sẽ được lưu mẫu trong vòng 28 ngày trong điều kiện tiêu chuẩn. Đây là thời điểm để bê tông đã khô hẳn và hoàn toàn đáp ứng được điều kiện tiêu chuẩn kiểm tra độ chịu. Khi đó nếu các mẫu test này không nhỏ hơn mác thiết kế sẽ đạt yêu cầu. Ngược lại nếu nhỏ hơn mác thiết kế tức là không đủ khăng năng chịu nén cần thiết thì sẽ không đạt yêu cầu.
Theo như nguyên tắc thì các mẫu test cần ít nhất vượt qua 85% cường độ của mác thiết kế. Mỗi một đơn vị mác thiết kế sẽ có khả năng chịu nén khác nhau. Nếu bê tông không đạt được độ chịu nén cần thiết thì công trình chắc chắn bị ảnh hưởng.
Ví dụ mác bê tông M50 với tỉ lệ trộn 1:5:10 thì cường độ chịu nén phải từ 50kg/cm2. Nếu dưới lực nén trên 42,5kg/cm2 (85% mác thiết kế) thì có thể đạt yêu cầu. Ngược lại nếu dưới lực nén 42.5kg/cm2 mà bê tông đã bị vỡ, phá hủy thì không được do chất lượng không đạt tiêu chuẩn trong thiết kế.
Mỗi một công trình, nhiệm vụ, phân đoạn có 1 nhiệm vụ chịu tải lực nén khác nhau. Chính vì thế chúng được chia ra làm nhiều loại mác bê tông phù hợp nhất với các loại chức năng và nhiệm vụ của chúng. Những người thợ đã thiết kế và tính toán rằng với vị trí đó, nhiệm vụ đó phải đạt mác bê tông cụ thể mới có độ bền 30-50 năm chẳng hạn. Khi đó thì bắt buộc phải dùng loại bê tông đó chứ không được dùng loại kém hơn. Chỉ cần 1 phần trong 1 công trình bị hư hại hoặc hỏng sẽ kéo theo cả công trình bị ảnh hưởng và giảm độ bền.
Thực tế với các vấn đề này chúng ta chỉ đọc cho biết để tham khảo thôi chứ thực ra chúng có quy trình nhất định. Việc kiểm tra và giám sát cũng phải có tổ và đội nhóm vài người. Những người này đã có kinh nghiệm nên chúng ta không cần quá lo lắng vấn đề này. Thực tế mẫu trước và sau khi kiểm tra sẽ đều được lưu kết quả để đảm bảo nhất có thể kiểm tra lại nếu có vấn đề gì sảy ra với công trình. Lúc này họ sẽ xem lại số liệu kiểm tra từng khâu từng bước để biết được có vấn đề trong khâu nào bước nào. Từ đó mà biết cách xử lý sao cho phù hợp nhất.
Còn với các công trình dân sự thì việc kiểm tra sẽ do các nhà thầu, thợ cả người ta xử lý. Chúng ta không có kinh nghiệm thì gần như chỉ xem cho biết mà thôi. Hãy để những người có kinh nghiệm, kiến thức tự biết cách kiểm tra bê tông tươi sao cho phù hợp nhất. Còn nếu không tin tưởng vào bê tông tươi thương phẩm có thể tự trộn tự đổ tại chỗ sau đó sử dụng cho công trình của mình. Lúc này kiểm soát tỉ lệ xi măng, cát vàng, đá và nước cũng sẽ chủ động hơn và dễ hơn.
Chia sẻ của Tạp Chí Nội Thất Online hy vọng rằng khách hàng đã biết cách kiểm tra bê tông tươi sao cho phù hợp nhất nhé. Nắm vững các thông số kiến thức để biết cách áp dụng. Với những người có kiến thức chuyên ngành mọi thứ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều!
Nguồn tham khảo https://betongminhngoc.com/