Trong mọi vết bẩn xuất hiện trên ghế sofa thì vết mốc là làm cho người sử dụng đau đầu nhất. Vì đây là một loại vết bẩn ăn sâu và rất khó để làm sạch. Với thời tiết nồm ẩm như ở miền Bắc nước ta thì hiện tượng ghế sofa bị mốc lại càng thường xuyên xảy ra. Thay vì phải tìm đến những đơn vị làm sạch chuyên nghiệp vừa tốn kém vừa mất thời gian thì hãy thử những cách loại bỏ các vết mốc này xem sao nhé. Tất nhiên hiệu quả sẽ tùy vào từng trường hợp cụ thể mà sẽ khác nhau.
Nhận biết sofa bị mốc như thế nào?
Không khó để nhận biết được các vết mốc trên ghế sofa. Bất cứ khi nào nhìn thấy các vết trắng lốm đốm dạng xám bạc trên bề mặt sofa thì khả năng cao nấm mốc đã xâm chiếm trên bề mặt. Lúc này phát hiện cũng đã quá chậm nhưng chúng ta vẫn cần phải xử lý. Có như vậy mới thực sự loại bỏ được các vết mốc trên sofa cũng như hạn chế chúng xuất hiện trong tương lai.
Ngoài ra đôi khi cũng có thể bị nhầm lẫn giữa các vết bẩn khác với vết mốc. Nhưng nếu căn cứ theo những yếu tố như thời tiết, khu vực địa lý cũng như độ ẩm sẽ phán đoán rõ ràng hơn rằng chúng có thật sự có phải bị mốc hay không.
Vết mốc trên sofa có nghiêm trọng không?
Thực tế các vết mốc trên sofa sẽ làm giảm vẻ đẹp của bộ ghế sofa. Cho dù là sofa vải hay sofa da thì đều không tránh khỏi điều này. Ngoài ra thì chúng cũng có thể khiến bộ sofa giảm độ bền cũng như là ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng.
Giảm vẻ đẹp của sofa
Sự xuất hiện vết mốc trên bề mặt chắc chắn khiến sofa giảm vẻ đẹp của mình. Nó tạo cảm giác bộ ghế bị bẩn cũng như kém lung linh. Sofa càng cao cấp càng đắt tiền khi bị mốc càng bị đánh giá thấp. Không chỉ là sự thiếu chăm sóc của chủ nhân cũng như là chất chơi của gia chủ. Vì thế tạo cảm giác khó chịu, lo sợ không dám sử dụng mỗi khi bắt gặp các vết bẩn mốc này.
Giảm độ bền của sofa
Khi nấm mốc phát triển trên bề mặt thì độ bền của sofa cũng giảm đi khá là nhiều. Tất nhiên ngay lập tức thì chưa nhưng về lâu về dài chúng khiến bề mặt giảm đi khả năng đàn hồi co giãn. Và lâu dần chết liệu trên bề mặt bị mủn cũng như là bong tróc nứt nẻ nổ. Kết hợp thêm điều kiện môi trường lý tưởng cho vết nấm mốc phát triển thì khả năng độ bền ngày càng giảm đi là khá cao.
Ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng
Những bào tử nấm mốc có thể tiềm ẩn các nguy cơ cho sức khỏe của người dùng. Các vấn đề về hô hấp có thể bị ảnh hưởng khi các bào tử nấm phát tán vào không khí gây ra các vấn đề như dị ứng, mẩn ngứa tạo ra các cơn ho, hen suyễn nguy hiểm.. Nhất là những gia đình có trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi, người mẫn cảm thì lại càng cần phải chú ý.
Cách xử lý ghế sofa bị mốc
Tuy rằng cứng đầu nhưng vẫn có cách để loại bỏ các vết mốc này. Chúng ta cần nhanh chóng xử lý chúng trước khi quá muộn làm ảnh hưởng bề mặt của bộ sofa da.
Dùng giấm trắng
Với bất kỳ vết bẩn nào trên ghế sofa xuất hiện người ta cũng nghĩ ngay đến việc sử dụng dấm trắng để làm sạch. Bởi giấm trắng là một loại dung dịch rất dễ mua, dễ kiếm, có mặt ở hầu khắp các căn bếp của người Việt. Chúng mang lại hiệu quả làm sạch cao, nhanh chóng và đặc biệt an toàn với con người. Đồng thời giấm trắng cũng rất thân thiện với các loại chất liệu bọc sofa khác nhau: Da, nỉ, vải tổng hợp…Nó không làm tổn hại đến kết cấu và bề mặt của chất liệu, vẫn giữ được màu sắc nguyên bản của sản phẩm.
Với trường hợp sofa bị mốc hãy làm sạch bằng giấm trắng theo cách sau:
- Dùng một tấm vải hoặc khăn sạch, mềm có độ thấm hút cao sau đó nhúng khăn hoặc vải vào giấm trắng rồi vắt khô. Lưu ý nên pha loãng giấm với nước ấm theo tỉ lệ 1:1 để mang lại hiệu quả làm sạch tốt nhất và không lo màu ghế sofa có thể bị bạc do giấm.
- Lau toàn bộ bề mặt với khăn hoặc vải đã nhúng giấm. Axit có trong giấm sẽ nhẹ nhàng làm sạch hết các vết mốc đồng thời lấy đi bụi bẩn trên bề mặt ghế.
- Sau đó dùng khăn hoặc giấy khô lau lại một lần nữa. Nếu cẩn thận các bạn có thể rắc lên khu vực vừa được làm sạch một chút muối để bảo toàn kết cấu bề mặt.
Để khô tự nhiên cho tới khi loại bỏ hết độ ẩm còn xót lại trên sofa hoặc sợi vải là có thể dùng được.
Dùng rượu trắng hoặc cồn
Tác dụng làm sạch của rượu trắng cũng tương tự như giấm trắng nhưng có phần mạnh hơn vì trong rượu có cồn. Do đó không chỉ có tác dụng loại vỏ vết mốc mà rượu còn có thể dùng để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn trên bề mặt sofa. Nên dùng rượu trong các trường hợp bị mốc nặng. Rượu trắng cũng rất dễ kiếm, nếu trong nhà bạn không có sẵn thì có thể dễ dàng mua được ở bất kỳ tiệm tạp hóa nào.
Bạn có thể tẩy mốc trên sofa bằng rượu trắng với các bước sau:
- Pha rượu trắng với nước ấm theo tỷ lệ 1:1. Sử dụng một chiếc khăn sạch mềm, thấm hút tốt nhúng vào dung dịch vừa pha rồi vắt nhẹ nhàng.
- Dùng khăn vừa nhúng vào dung dịch rượu pha loãng lau lên bề mặt sofa. Nơi có vết mốc có thể lau đi lau lại nhiều lần. Cồn trong rượu sẽ lấy đi các vết mốc một cách nhanh chóng.
- Rượu có tác dụng sát khuẩn nên bạn có thể lau toàn bộ bề mặt sofa một lượt. Ngay cả khi không có mốc cũng có thể làm cách này để vệ sinh sofa cũng rất tốt. Nhưng cũng không nên làm quá nhiều dễ làm cứng và bay màu bề mặt sofa.
- Sau khi lau sofa bạn cần dùng khăn khô để lau lại một lượt. Mở hết các cửa để không khí trong phòng được khô ráo thoáng đãng. Ẩm ướt sẽ làm mốc dễ dàng quay trở lại.
Không nên sử dụng rượu màu, rượu vang bởi có thể mang tới nhiều tác dụng phụ. Chỉ nên sử dụng rượu trắng đảm bảo nhất khi ghế sofa bị mốc nhé.
Dùng baking soda
Bột baking soda cũng là một lựa chọn tốt để tẩy mốc trên sofa. Bột này được bán rất phổ biến có công dụng tẩy mốc cao và an toàn cho người sử dụng. Ngoài ra còn có rất nhiều lợi ích khác vì vậy bạn cũng nên dự trữ sẵn một ít bột này ở trong nhà, sẽ có nhiều việc cần sử dụng đến.
Để loại bỏ vết mốc trên sofa với bột baking soda, các bạn hãy làm theo hướng dẫn sau:
- Sử dụng một chiếc khăn sạch, mềm nhúng qua nước ấm rồi vắt khô. Sau đó thấm khăn vào một chút bột baking soda rồi lau trực tiếp lên bề mặt của vết mốc. Do loại bột này không có tác dụng mạnh như rượu nên bạn cần phải lau nhiều lần cho đến khi vết mốc biến mất.
- Sau đó dùng khăn khô lau lại bề mặt một lần nữa để đảm bảo sofa không bị ẩm.
- Cách làm này không chỉ có tác dụng trị mốc mà còn có thể khử mùi trên sofa rất tốt. Bạn có thể tham khảo để áp dụng khi sofa bị ám mùi thức ăn hay mùi hôi do ẩm…
Hoặc cũng có thể rắc baking soda dạng bột lên bề mặt sofa sau đó phun nước ẩm dạng hơi sương lên bề mặt. Để ủ ẩm trong khoảng vài giờ rồi làm sạch để mang tới hiệu quả làm sạch, khử mùi một cách tốt nhất nhé.
Dùng Isopropyl Alcohol
Sử dụng Isopropyl Alcohol để làm sạch vết mốc là cách làm mà ít người biết đến. Nhưng thực tế đây là cách được các đơn vị làm sạch chuyên nghiệp thường xuyên áp dụng. Dung môi này vừa có thể tẩy mốc vừa có thể tẩy sạch vết máu, vết bút bi, bút mực rất hiệu quả. Nếu bạn không muốn mất nhiều thời gian và chi phí tìm thuê người làm sạch thì có thể mua dung môi Isopropyl Alcohol về nhà và tự thực hiện theo các bước sau:
- Đổ một ít dung dịch Isopropyl Alcohol ra bát rồi dùng bông sạch thấm nhẹ rồi chà trực tiếp lên vết bẩn. Hoặc nếu nhà bạn có chai xịt thì có thể cho dung môi vào chai rồi xịt lên vết mốc, sau đó dùng bồng chà nhẹ nhàng cho đến khi vết mốc sạch hoàn toàn.
- Các bạn đừng quên lau lại bằng khăn khô, và làm khô sofa tự nhiên bằng cách mở cửa phòng cho thoáng khí, ngăn ngừa nấm mốc quay trở lại.
Phòng nấm mốc trên sofa như thế nào?
Mặc dù không thể phòng chống ghế sofa da bị mốc 100% nhưng chúng ta cũng có thể tìm hiểu thêm những cách để có thể giảm khả năng nấm mốc xuất hiện. Quan trọng nhất là giữ cho môi trường có độ ẩm vừa phải không quá cao. Kết hợp với nhiệt độ cũng ở mức tương ứng để tránh tạo điều kiện lý tưởng cho nấm mốc phát triển. Nhất là các khu vực thường xuyên bị nồm ẩm thì khả năng cao bị nấm mốc. Chính vì lý do đó mà khu vực này nên sử dụng các mẫu sofa có khả năng chống nấm mốc tốt và không lo ngại về thời tiết nóng ẩm. Tham khảo các mẫu sofa da công nghiệp có thể đáp ứng các yêu cầu này như vệ sinh làm sạch cũng như là độ bền cao tính thẩm mỹ tốt.
Những chia sẻ của TapChiNoiThatOnline.Com hy vọng rằng khách hàng đã nắm được cách xử lý ghế sofa bị mốc một cách đơn giản nhất. Tham gia làm sạch ghế sofa bị mốc để hạn chế các vết mốc trắng trên bề mặt của ghế da nhé. Chú ý đặt sofa trong các không gian khô ráo độ ẩm thấp để hạn chế nấm mốc phát triển.